ĐƯỜNG ĂN KIÊNG: LỰA CHỌN TỐT NHẤT CHO SỨC KHỎE CỦA BẠN?

1.Đường ăn kiêng là gì?

Đường ăn kiêng là các chất làm ngọt thay thế có hàm lượng calo thấp hoặc không chứa calo, được sử dụng để thay thế cho đường thông thường trong các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Chúng thường được sử dụng trong chế độ ăn kiêng và chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường để giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm lượng calo tiêu thụ.

2. Các loại đường ăn kiêng phổ biến

Hiện nay, có rất nhiều loại đường ăn kiêng phổ biến trên thị trường, mỗi loại có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Dưới đây là một số loại đường ăn kiêng phổ biến:

  • Stevia: Được chiết xuất từ lá cây stevia, có độ ngọt hơn đường mía gấp 200-300 lần. Không chứa calo, không ảnh hưởng đến mức đường huyết, và có nguồn gốc tự nhiên.
  • Erythritol : Là một loại rượu đường (sugar alcohol), có tự nhiên trong một số loại trái cây và thực phẩm lên men, Ngọt khoảng 60-70% so với đường mía. Chứa rất ít calo, không làm tăng mức đường huyết, và không gây sâu rang
  • Xylytiol: Cũng là một loại rượu đường, thường được chiết xuất từ ngô hoặc cây bạch dương, Ngọt tương đương đường mía, Giảm nguy cơ sâu răng, không tăng mức đường huyết đáng kể, và chứa ít calo hơn so với đường thông thường.
  • Sucralose: Được tổng hợp từ đường mía nhưng không bị cơ thể hấp thụ, Ngọt hơn đường mía gấp 600 lần. Không chứa calo và không ảnh hưởng đến mức đường huyết
  • Aspartame: Là một chất tạo ngọt tổng hợp được tạo ra từ hai amino acid (aspartic acid và phenylalanine), Ngọt hơn đường mía gấp 200 lầnk hông chứa calo và thường được sử dụng trong các sản phẩm ăn kiêng.
  • Saccharin: Là một chất tạo ngọt tổng hợp được phát hiện vào cuối thế kỷ 19, Ngọt hơn đường mía gấp 300-400 lần. Không chứa calo và có thể chịu được nhiệt độ cao, thích hợp cho việc nấu nướng.
  • Monk Fruit (La hán quả): Được chiết xuất từ quả của cây La Hán Quả, Ngọt hơn đường mía gấp 150-200 lần. Không chứa calo, không ảnh hưởng đến mức đường huyết, và có nguồn gốc tự nhiên.
  • Allulose: Là một loại đường hiếm gặp tự nhiên trong một số loại trái cây như nho, sung, và nho khô, ngọt khoảng 70% so với đường mía. Chứa rất ít calo và không ảnh hưởng đến mức đường huyết.

𝟑. Lợi ích của đường ăn kiêng.
Đường ăn kiêng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người cần kiểm soát lượng đường và calo trong chế độ ăn uống của họ. Dưới đây là một số lợi ích chính của việc sử dụng đường ăn kiêng:

Kiểm soát lượng đường huyết

  • Ổn định đường huyết: Đường ăn kiêng không làm tăng mức đường huyết, giúp người bệnh tiểu đường dễ dàng kiểm soát đường huyết hơn
  • Giảm nguy cơ tiểu đường: Việc sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường thông thường có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.

Giảm calo và hỗ trợ giảm cân

  • Giảm lượng Calo nạp vào: Đa số các loại đường ăn kiêng không chứa hoặc chứa rất ít calo, giúp giảm tổng lượng calo nạp vào cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân: Sử dụng đường ăn kiêng thay thế cho đường mía có thể giúp giảm cân hoặc duy trì cân nặng ổn định mà không phải từ bỏ vị ngọt.

Bảo vệ sức khỏe răng miệng.

  • Giảm nguy cơ sâu răng: Nhiều loại đường ăn kiêng, như xylitol và erythritol, không gây sâu răng và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đường ăn kiêng một cách điều độ và kết hợp với các biện pháp phòng ngừa sâu răng khác để có hiệu quả tốt nhất.

Thích hợp với người ăn kiêng và chế độ ăn đặc biệt

  • Phù hợp với chế độ ăn kiêng: Đường ăn kiêng là lựa chọn tốt cho những người theo chế độ ăn kiêng low-carb, keto, hoặc những người muốn giảm thiểu lượng đường trong chế độ ăn.
  • Không gây dị ứng: Một số loại đường ăn kiêng như stevia và monk fruit có nguồn gốc tự nhiên và ít gây dị ứng hơn so với một số chất tạo ngọt nhân tạo

An toàn cho người bị rối loạn chuyển hóa

  • Không gây tác động tiêu cực: Đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như hội chứng chuyển hóa hoặc gan nhiễm mỡ, đường ăn kiêng không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Giảm lượng đường tiêu thụ có thể giúp cải thiện mức cholesterol và huyết áp, góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Đa dạng trong dử dụng

  • Nấu ăn và làm bánh: Nhiều loại đường ăn kiêng có thể chịu được nhiệt độ cao, thích hợp để sử dụng trong nấu ăn và làm bánh mà vẫn giữ được vị ngọt.
  • Thức uống và thực phẩm chế biến: Đường ăn kiêng thường được sử dụng trong các sản phẩm như nước giải khát, sữa chua, và kẹo ngậm, giúp người dùng dễ dàng tiếp cận.

4. Một số tác hại có thể xảy ra khi sử dụng đường ăn kiêng không đúng cách

Mặc dù đường ăn kiêng có nhiều lợi ích, nhưng việc sử dụng chúng cũng có thể gây ra một số tác hại hoặc phản ứng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số tác hại tiềm ẩn của việc sử dụng đường ăn kiêng:

  • Không cung cấp đủ calo cho hoạt động của cơ thể
  • Vì lượng calo cung cấp cho cơ thể là không đủ duy trì các hoạt động. Mặt khác, đường ăn kiêng lại làm giảm cảm giác thèm ăn nên giảm lượng thức ăn nạp vào mỗi ngày khiến cho năng lượng không đủ để cung cấp.
  • WHO cũng khuyến cáo, ngoại trừ những bệnh nhân đái tháo đường, với những đối tượng khác nên thay thế đường ăn kiêng bằng các loại hoa quả có vị ngọt. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung hoa quả vị ngọt ở lượng vừa phải, vì khi sử dụng quá mức có thể làm tăng chỉ số đường huyết, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Bài viết liên quan